Hiện nay, bếp từ là một trong những loại bếp được nhiều gia đình, nhà hàng lựa chọn vì tính năng ưu việt mà nó mang lại như nhiều chức năng hỗ trợ nấu nướng, an toàn, tiết kiệm điện năng. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, bạn có thể sẽ gặp một số lỗi cơ bản dưới đây. Cùng chúng tôi tìm hiểu và hướng xử lý nếu có gặp phải nhé!
Tìm hiểu đôi chút về bếp từ
Khác với các loại bếp khác sử dụng ngọn lửa để làm nóng dụng cụ nóng ăn, bếp từ sử dụng dòng điện cảm ứng từ để tạo ra từ trường và chuyển hoá năng lượng thông qua việc kích hoạt cuộn dây đồng nằm dưới mặt kính, từ đó sinh ra nhiệt để làm nóng dụng cụ nấu ăn.
Khi sử dụng bếp từ bạn sẽ thấy chỉ có 1 khu vực trong bán kính nồi được làm nóng, còn các bề mặt khác hoàn toàn cách nhiệt và nhiệt độ của bếp không cao hơn nhiệt độ của đáy nồi nên đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.
Đó cũng là lý do vì sao bếp từ đang dần chiếm lĩnh thị trường, thay thế cho bếp gas. Tuy nhiên, cũng vì quá hiện đại nên trong quá trình sử dụng đôi khi gặp nhiều lỗi khiến bạn đau đầu.
Những lỗi thường gặp khi sử dụng bếp từ
Thông thường, các lỗi khi sử dụng bếp từ thường được đánh mã từ E0 đến E+n. Cụ thể:
Lỗi E0: là lỗi phổ biến khiến người dùng khó chịu nhất. Lỗi này thường là lỗi không nhận nồi hoặc sử dụng nồi với kích cỡ quá lớn so với vòng bếp. Cách khắc phục lỗi này cũng khá dễ, đó là sử dụng nồi đúng chuẩn dành riêng cho bếp từ và đúng với kích thước.
Lỗi E1: – Lỗi bị quá nhiệt sử dụng. Lỗi này xảy ra khi bản đun nấu trong một thời gian dài khiến quạt gió không làm mát kịp mặt bếp, dẫn đến cảnh báo nhiệt và tắt bếp đột ngột. Tuy nhiên, khi gặp trường hợp này, bạn đừng rút nguồn điện mà hãy giữ nguyên để quạt gió hoạt động, đồng thời lấy nồi ra khỏi bếp. Khi bếp nguội thì bạn bật nấu ăn bình thường.
Lỗi E2, E3: thường là liên quan đến nguồn điện. Như lỗi E2 là nguồn điện quá mạnh khiến bếp tự động ngắt. Lỗi E3 là lỗi điện áp thấp không đủ điện để bếp hoạt động. Hãy đảm bảo kiểm tra nguồn điện trong nhà.
Lỗi E4: với dấu hiệu nhận biết là khi bạn đang nấu ăn mà nghe tiếng bíp rồi bếp ngưng hoạt động. Lỗi này gặp phải khi nguồn điện quá tải hoặc nhiệt độ nồi nấu quá cao. Cách khắc phục rất đơn giản, bạn chỉ cần tắt bếp, để bếp nguội khoảng 30 phút rồi nấu lại.
Lỗi E5: liên quan đến trở cảm biến của bếp quá nhiệt. Thường thì, khi nấu ăn bạn muốn đẩy nhanh quá trình nấu sôi, bạn thường tăng nhiệt độ lên mức cao. Việc tăng thường xuyên sẽ khiến cho trở cảm biến bị quá nhiệt. Lúc này, bếp sẽ tự động ngưng hoạt động để cảm biến nguội lại mới tiến hành nấu lại được. Tốt nhất, bạn nên sử dụng bếp từ ở nhiệt độ trung bình, đừng cao quá.
Lỗi EF: – lỗi này do tác động bên ngoài như để bề mặt bếp bị ướt khiến bếp không thể hoạt động như bình thường. Bạn nên thường xuyên lai chùi trước khi sử dụng bếp.
Ngoài những lỗi cơ bản ở trên, thì trong quá trình sử dụng bếp từ còn gặp phải một vài lỗi như sau:
Mặt kính bếp từ bị nứt ra sau 1 thời gian sử dụng.
Nhấn nút nguồn quá 5 giây mà đèn không sáng.
Bếp đột ngột không hoạt động hoặc khi vận hành có tiếng ồn.
Không điều khiển được nhiệt độ.
Bếp tắt đột ngột.
Chức năng tự động không hoạt động
Khi gặp những lỗi này thường là do bếp từ bạn sử dụng quá lâu, đạt tuổi thọ của bếp nên dẫn đến những trường hợp này. Tốt nhất, bạn nên đem ra cửa hàng để được tư vấn, bảo hành và sửa chữa nhé! Đảm bảo an toàn hơn và có điều kiện thì tốt nhất bạn nên mua bếp mới để tránh gặp phải những rủi ro không đáng có.